Cách mua xe nâng reach truck
Doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu sở hữu xe nâng điện reach truck để đưa vào sử dụng trong nhà kho của mình. Nhưng bạn chưa biết chúng có cấu tạo như thế nào, cách thức chúng hoạt động ra sao, ưu nhược điểm của dòng xe nâng điện đứng lái như thế nào. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ở dưới đây sẽ giúp bạn mua được sản phẩm tốt và giá cả phù hợp với túi tiền của bạn
Định nghĩa xe nâng điện reach truck
Reach truck là một thiết bị nâng hạ bằng điện sử dụng để nâng-xếp-di chuyển pallets ở trong nhà kho có lối đi hẹp. Cùng với sự phát triển của khoa học thì dòng reach truck cũng phát triển rất mạnh mẽ với sức nâng lớn hơn, chiều cao nâng lớn hơn và kích thước nhỏ hơn.
- Đứng lái – Càng vươn
- Đứng lái – Khung vươn
- Ngồi lái
Reach truck được chia ra làm ba loại cơ bản như sau: Đứng lái – càng vươn, đứng lái – khung vươn và ngồi lái khung vươn. Bạn phải luôn nhớ răng mỗi kiểu xe nâng reach truck khác nhau sử dụng cho kiểu giá kệ khác nhau, sử dụng đúng chủng loại sẽ có hiệu quả cao hơn.
Cấu tạo chung xe nâng điện reach truck
Như chúng tôi đã viết ở trên thì nếu xét về cấu tạo chung thì gồm có ba loại cơ bản, nhưng chỉ xét riêng ở Việt Nam thì có khoảng 80% các nhà kho đều sử dụng kiểu reach truck đứng lái – khung vươn. Vì vậy, chúng tôi sẽ gửi đến bạn cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết và cụ thể của dòng xe nâng chạy điện đứng lái này. download ipadian offline installer
Về cơ bản thì chúng gồm có những phần cơ bản như hình vẽ sau:
STT | Tên phụ kiện | Chức năng nhiệm vụ | Ghi chú |
1 | Càng nâng | Giữ pallet cố định và cân bằng ở trên xe | Tùy vào chiều dài pallets thì chọn chiều dài của càng nâng hoặc thêm càng phụ xe |
2 | Khung nâng | Làm cho hệ thống giá nâng và càng nâng di chuyển lên cao và xuống thấp | Tùy vào chiều cao của cửa nhà kho mà mình chọn kiểu khung 2 tầng hoặc 3 tầng |
3 | Bánh dẫn hướng | Làm điểm tựa để cân bằng xe và để dẫn hướng cho xe tiến về phía trước ổn định | |
4 | Đường ray | Làm cho khung nâng di chuyển theo phương ngang (khung đẩy ra và kéo vào) | Luôn luôn bôi trơn bằng mỡ bò vào đường ray để di chuyển nhẹ nhàng và êm ái hơn |
5 | Khung bảo vệ | Bảo vệ cho tài xế lái xe nâng điện reach truck an toàn hơn khi làm việc liên tục trong thời gian dài | |
6 | Tay điều khiển | Thao tác nâng-hạ, nghiêng-ngả và các thao tác khác của xe thông qua các tay điều khiển điện tử hoặc thủy lực | Các tay điều khiển bắt buộc phải kiểm tra hằng ngày xem còn hoạt động tốt hay không |
7 | Vô lăng lái | Sử dụng để đánh lái qua trái hoặc qua phải | Có 2 chế độ lái 180-360 sử dụng tùy vào thói quen của tài xế vận hành xe nâng điện |
8 | Bánh truyền động | Truyền chuyển động từ bánh xe từ motor di chuyển thông qua hệ thống hộp số | |
9 | Bánh cân bằng | Giữ cho xe cân bằng khi di chuyển và khi nâng hàng hoặc đi vào góc cua lớn | Phải kiểm tra bánh thường xuyên, nếu mòn hoặc thiếu phải thay thế chúng |
Cách chọn mua xe nâng điện reach truck
Kệ thường được sử dụng phổ biến ở trong nhà kho của nhiều ngành công nghiệp. Là loại kệ chứa hàng thiết kế với nhiều tầng chồng lên nhau (với khối lượng hàng hóa từ 800 kg/1 pallet trở lên). Kệ tải trọng lớn lại được phân ra làm những kiểu kệ như sau: Kệ đơn (selective), kệ kép (Double Deep) và kệ Drive-in fichier licence avast premium 2019
1. Đối với kệ đơn: Ta chọn xe nâng điện reach truck – đứng lái – khung vươn
– Trọng lượng lớn nhất của pallets là bao nhiêu, thông qua đó chọn được sức nâng của xe, ví dụ như sau
- đối với pallets 1m*1m, khối lượng pallets là 1.2 tấn thì chọn xe có sức nâng=1.2 tấn*1.25=1.5 tấn (với 1.25 là hệ số an toàn
- đối với pallets 1.6m*1.6m, khối lượng pallets là 1.2 tấn thì chọn xe có sức nâng= 1.2T*1.25*1.2 (với 1.25 hệ số an toàn và 1.2 hệ số quy đổi pallets 1.6m sang 1m
– Chiều cao lớn nhất của kệ là bao nhiêu mét, thông quá đó bạn chọn được chiều cao nâng lớn nhất của xe. Kết hợp với chiều cao của cửa nhà kho là bao nhiêu mét thì ta chọn được kiểu khung nâng 2 hoặc 3 tầng, ví dụ như sau
- Chiều cao của kệ hàng là 5.9 mét suy ra chiều cao nâng của xe=5.9m+0.1m =6 mét (với 01 là chiều cao của pallets
- Chiều cao của cửa nhà kho là 2.8 mét thì suy ra phải chọn xe nâng điện đứng lái sao cho chiều cao tổng thể thấp hơn 2,8m. Mà muốn thay đổi chiều cao của xe bạn chỉ có cách chọn loại khung nâng sao cho thấp nhất (3 tầng nâng).
- Điểm lưu ý nhỏ: Khi bạn thiết kế kệ đơn phải cho nhân viên thiết kế biết: Trọng lượng pallets nặng nhất tại chiều cao lớn nhất
– Lối đi giữa hai kệ bạn nên làm từ 2,8~3 mét đối với pallets kích thước 1,1*1,1 mét. Còn nếu pallets của chúng ta lớn hơn thì bạn cộng thêm vào từ 1,1m.
- Ví dụ pallets của bạn là 1,2*1,2m thì lối đi bạn nên để là: 2,9~3,1m là phù hợp
- Chiều dài càng xe nâng phụ thuộc vào chiều dài của pallelts
2. Đối với kệ kép: Ta chọn xe nâng điện reach truck – đứng lái – càng vươn
– Đối với hệ thống kệ double deep thì bạn chắc chắn phải chọn loại xe có càng vươn ra phía trước hoặc chiều dài càng phải lớn. Bạn có thể nhìn hình ở phía dưới, nếu đối với xe nâng điện đứng lái – khung vươn thì chắc chắn sẽ không lấy được tầng hàng ở kệ số 2.
- Vì vậy, bạn phải chọn loại xe nâng có càng vươn ra phía trước, khoảng cách giữa 2 kệ thì tương đương với khoảng cách vươn ra xa của xe.
- Còn sức nâng, chiều cao nâng, chiều dài càng, lối đi, chúng ta làm tương tự như loại xe Khung vươn
3. Đối với kệ Drive-in (8~15 mét): Ta chọn xe nâng điện reach truck – ngồi lái – khung vươn
Đối với loại xe nâng điện đứng lái thì chúng chỉ phù hợp với nhà kho có chiều cao kệ từ 3-6.5 mét. Vậy những kho có kệ hàng lớn từ 8-15 mét bạn phải làm như thế nào? Chúng ta đã có phương án xe nâng reach truck ngồi lái. Thiết kế để đáp ứng công việc nâng hàng siêu tốc độ và siêu cao mà vẫn an toàn. Những yêu cầu còn lại của xe bạn làm tương tự như dòng khung vươn chúng tôi đã nêu ở phần số 1.
Cách vận hành xe nâng điện reach truck an toàn
Hãy chắc chắn rằng xe nâng xếp của bạn đã sẵn sàng hoạt động
Kiểm tra xe nâng trước khi sử dụng xe. Nếu nó không hoạt động đúng, hoặc một bộ phần nào bị hỏng, hãy báo cáo sự cố cho người giám sát. Không được sử dụng.
Kiểm tra xe nâng điện đứng lái trước khi bắt đầu công việc
Bạn phải chắc chắn rằng xe nâng của bạn an toàn khi sử dụng.
1. Đi bộ xung quanh xe nâng điện đứng lái và kiểm tra.
– Kiểm tra để chắc chắn rằng ắc quy đã được sạc, mực nước OK và nắp đậy đã được lắp đúng vị trí.
– Không sử dụng ngọn lửa để kiểm tra ắc quy.
– Đảm bảo tất cả bánh xe ở tình trạng tốt.
– Kiểm tra cả hai chìa nâng đều chắc chắn và không bị cong, nứt hoặc hay bị mòn nghiêm trọng.
– Kiểm tra xích nâng xem có hư hỏng gì không.
– Kiểm tra tựa lưng xếp tải ở đúng vị trí và chắc chắn chưa, nếu xe nâng đứng lái của bạn có bộ phận đó.
– Kiểm tra dưới gầm xe nâng xem có dấu hiệu rò rỉ dầu thủy lực không.
– Kiểm tra còi.
– Hãy chắc chắn rằng các chức năng ngắt điện hoạt động tốt.
– Kiểm tra xem tất cả các chức năng điều khiển có hoạt động tốt không.
2. Lái thử xe nâng ở khu vực thoáng
– Thử tất cả các chức năng thủy lực.
– Kiểm tra khả năng đánh lái.
– Vận hành xe nâng một cách từ từ theo cả hai hướng.
– Vận hành xe nâng qua phạm vi toàn tốc độ tiến và lùi.
– Kiểm tra khoảng cách phanh khi đi tiến và lùi. Kích thước tải và điều kiện sàn có thể ảnh hưởng đến khoảng cách phanh.
– Trước khi bắt đầu làm việc, phải nắm rõ khoảng cách phanh. Nếu khoảng cách phanh quá dài mới dừng an toàn, thì không được sử dụng xe nâng đứng lái.
– Nếu có bất kỳ hiện tượng nào bất thường, không sử dụng xe nâng. Báo cáo sự cố cho người giám sát của bạn.
3. Kiểm tra dầu thủy lực
Tháo nắp của dầu thủy lực bên trong thân máy, kéo thước dầu ra và kiểm tra xem mức dầu có nằm trong phạm vi yêu cầu không. Tra thêm dầu và đóng nắp.